Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2003. — 71 trang
Trong những phiên chợ Tết Nguyên đán hoặc các mùa lễ hội ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh cách nay gần một thế kỷ, ngoài những bức thư pháp Hán tự của những người Hoa ở Chợ Lớn, của những ông đồ hoặc của những nghệ nhân, còn xuất hiện loại viết chữ Quốc ngữ mà dân gian ta ca ngợi là loại chữ “Rồng bay phượng múa”, hiện nay đã mai một và gần như thất truyền. Trong số những nghệ nhân đó, có nghệ nhân Nguyễn Lơi (sinh năm 1915) thuộc Câu lạc bộ Thư pháp Quận 8, là một trong sô ít còn sót lại của nét văn hóa viết chữ “Rồng bay phượng múa’’ mà nay có người gọi tạm là loại “Thư họa Việt Nam”. Với loại bút gỗ dặc thù hoàn toàn của ngườỉ Việt, tạo ra được bản chữ to nhưng đồng thời cũng tạo ra những đường chỉ mỏng manh, mềm mại như tơ lụa mà bàn tay nghệ nhân Nguyễn Lơi lả lướt biến những con chữ hòa điệu cùng các hình họa với nhừng vị tiên, phong cảnh và muôn thú điểm xuyết, tạo thành tác phẩm vừa tranh, vừa chữ, bổ cục cân đối, hài hòa, mạch lạc với những nét đậm, nét thanh mà các loại bút lông, bút sắt không cách nào thể hiện được.